Phong Tục Gói Bánh Chưng Ngày Tết – Nét Đẹp Văn Hóa Việt

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết là truyền thống văn hóa cực kỳ quen thuộc và phổ biến tại Việt Nam. Nhắc đến Tết miền Bắc mà không nhắc đến bánh chưng thì quả là một thiếu sót cực kỳ lớn. Hãy đồng hành cùng Tử vi trong bài viết sau để có thể nhanh chóng đi tìm hiểu về nét văn hóa đặc biệt này.

Tìm hiểu về nguồn gốc lâu đời của phong tục gói bánh chưng ngày Tết 

Loại bánh này được xuất hiện vào đời vua Hùng thứ 6. Nhân ngày giỗ tổ, vua lệnh cho các con hãy đi tìm một món lễ vật để dâng lên. Ai có món đồ hợp lý nhất sẽ được nhà vua cho phép kế thừa ngôi vị. Các con nghe xong ai cũng hào hứng và quyết tâm truy tìm một món đồ đặc biệt trên trần gian.

Các vị Lang quân, người thì lên rừng, người xuống biển để có thể tìm được món đồ quý giá nhất đem cho cha. Người chuẩn bị ngọc châu, người mang đến những con thú quý hiếm. Duy chỉ có Lang Liêu – người con thứ 18 của nhà vua mới mang đến món đồ đặc biệt. 

Trước đấy chính bởi là người nghèo nhất nên Lang Liêu khó có thể chuẩn bị được cho mình những món đồ quý hiếm. Thay vào đó chàng quyết định sử dụng những thực phẩm quen thuộc hàng ngày như gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lá dong để tạo ra 2 loại bánh. Bao gồm bánh chưng và bánh giầy với ý nghĩa tượng trưng cho đất và cho trời.

Lễ vật đặc biệt của Lang Liêu khiến cho vua Hùng cực kỳ hài lòng và quyết định truyền ngôi vị cho chàng. Hai loại bánh được lưu truyền và trở thành một lễ vật thiêng liêng dùng để cúng bái tổ tiên. Và bắt đầu từ đây, phong tục gói bánh chưng ngày Tết được ra đời và lưu truyền nguyên vẹn giá trị cho đến ngày hôm nay.

Tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của tập tục gói bánh ngày Tết
Tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của tập tục gói bánh ngày Tết

Mô tả đặc điểm và cách làm bánh chưng

Bánh chưng xanh là loại bánh cổ truyền được làm từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản, gần gũi với người nông dân như gạo nếp, thịt ba chỉ, đỗ xanh và lá dong. Bánh có hình vuông vức, khá lớn, mỗi cạnh trên 20cm, dày tầm từ 5-6 cm, được gói thật chặt với 2-3 lớp lá và buộc chắc bằng 5-6 lạt.

Mẹo chọn nguyên liệu bánh chưng ngon

Sau khi đã xác định được cơ bản những món đồ cần thiết thì bạn cần nắm được những mẹo nhỏ sau để có thể làm nên được chiếc bánh chưng ngon trọn vị.

  • Lá dong: Theo phong tục gói bánh chưng ngày Tết, điều nên nhớ khi chọn lá dong là không được chọn lá quá già hoặc quá non. Nên chọn loại lá vừa phải hay còn là lá  dong bánh tẻ sẽ giúp các thao tác khi gói dễ dàng và tạo cho bánh độ ngon hấp dẫn hơn. Lá già sẽ không tạo cho bánh vị thơm, quá non sẽ khiến lá bị dính vào bánh khó bóc.
  • Sợi lạt: Đây là loại sợi dùng để cố định bánh thật chắc. Lạt nên dùng là lạt giang, có độ mềm và dẻo. Thông thường bánh chưng sẽ được định vuông vức bằng lạt đảm bảo khi luộc không bị vỡ.
  • Gạo nếp: Nếp cái hoa vàng là loại gạo nên được sử dụng khi làm bánh chưng. Theo phong tục gói bánh chưng ngày Tết, hạt gạo này có sự to tròn đồng đều giữa các hạt, vị thơm bùi ăn rất dẻo và ngon. Bên cạnh đó nếp nương Điện Biên cũng là lựa chọn không tồi.
  • Đỗ xanh: Nên chọn loại đỗ mới được thu hoạch, hạt tròn, mẩy và bùi béo.
  • Thịt: Ba chỉ hay sấn vai là lựa chọn thích hợp khi có sự đan xen giữa cả nạc cả mỡ hài hòa. Nếu để thị quá nạc thì bánh sẽ rất khô, nếu quá mỡ ăn nhanh ngán và chán.
Những mẹo chọn nguyên liệu ngon theo phong tục gói bánh chưng ngày Tết
Những mẹo chọn nguyên liệu ngon theo phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Quá trình làm bánh chưng đơn giản

Để có thể làm nên được chiếc bánh chuẩn vị thì theo phong tục gói bánh chưng ngày Tết sẽ có 3 bước chính đó là sơ chế nguyên liệu, gói bánh và đem bánh đi luộc. Một vài những lưu ý nhỏ giúp bạn gói bánh dễ dàng hơn đó là:

  • Nên sử dụng khuôn khi gói sẽ khiến bánh đẹp cũng như vuông vức, đều nhau hơn.
  • Bạn sẽ đổ nhân theo trình tự sau gạo nếp -> đậu xanh -> thịt -> phủ kín thịt bằng lớp đậu xanh -> gạo nếp.
  • Sau khi gói, dùng lạt buộc chắc tay và lấy kéo cắt bỏ lá thừa để bánh trông đẹp hơn.
  • Luộc bánh nên sử dụng bếp than và phải luộc liên tục trong vòng 8 tiếng. Lưu ý khi luộc phải đổ nước sao cho ngập mặt bánh, nước cạn phải đổ thêm nước nếu không bánh sẽ cháy.

Tìm hiểu về ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng ngày Tết Việt Nam

Gói bánh chưng là một tập tục truyền thống thường diễn ra vào các ngày từ 27 – 30 tháng Chạp hàng năm. Phong tục này có ý nghĩa và giá trị văn hóa vô cùng to lớn đối với mỗi người dân đất Việt.

Ý nghĩa văn hóa, nhân sinh của phong tục gói bánh chưng ngày Tết

Những ý nghĩa văn hóa của tập tục gói bánh ngày Tết 
Những ý nghĩa văn hóa của tập tục gói bánh ngày Tết

Bánh chưng và bánh giày mang biểu tượng của triết lý tròn vuông và âm dương của người Việt. Theo đó bánh dày tượng trưng cho trời thì bánh chưng có màu xanh và có hình dạng là hình vuông lớn lại gợi đến đất. Hai loại bánh này khi kết hợp với nhau sẽ đem lại sự hòa hợp, giao thoa giữa đất và trời. 

Bản chất thời xưa Việt Nam là đất nước có nền công nghiệp lúa nước vậy nên yếu tố đất trời, mưa thuận gió hòa, đất màu mỡ là vô cùng quan trọng. Do đó, phong tục gói bánh chưng ngày Tết còn mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn với đất trời đồng thời cầu mong mùa màng năm sau cũng bội thu, no ấm.

Ngoài ra, bánh chưng cũng là biểu tượng của vùng đất bao la, tấm lòng người mẹ. Đó là sự hy sinh cao cả mà đại diện là mẹ Âu Cơ. Theo phong tục gói bánh chưng ngày Tết thì những lớp lá cuốn bao bọc bên ngoài bảo vệ nhân bánh bên trong tựa như tình mẹ bao la, yêu thương, bao bọc yêu thương con hết mực khỏi những bão giông cuộc đời.

Ý nghĩa tinh thần của truyền thống đùm bánh chưng ngày Tết

Giá trị tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc Việt
Giá trị tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc Việt

Là người con đất Việt, chắc chắn ai trong số chúng ta cũng đã từng biết đến một loại bánh vuông vắn vô cùng đặc biệt, đó là bánh chưng. Đây là một loại bánh cổ truyền tại Việt Nam và có nguồn gốc cực kỳ lâu đời, được sử dụng trong những dịp lễ Tết xuân về. Và phong tục gói bánh chưng ngày Tết cũng trở thành một nét đẹp văn hóa dân tộc mang đậm bản sắc Việt Nam.

Tương truyền rằng, bánh chưng đã xuất hiện lần đầu tiên từ thời vua Hùng và là một trong những giá trị truyền thống trường tồn mãi mãi với thời gian. Đã đi qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm kiên cường chống lại ách đô hộ của phương Tây thì nét đẹp phong tục gói bánh chưng ngày Tết vẫn chưa bị mai một và lãng quên.

Với nhiều thế hệ con người Việt Nam, phong tục gói bánh chưng ngày Tết đã trở thành thói quen, là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần, gắn bó bên nhau để trò chuyện, sum họp. Không khí ấm nóng bên bếp lửa hồng giữa trời đông lạnh giá, những câu chuyện về năm cũ, tiếng nói chuyện, vui đùa chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên.

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến phong tục gói bánh chưng ngày Tết của người dân đất Việt. Hy vọng thông qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục ngày tết đặc biệt này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *