Những Phong Tục Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam Cần Nắm Rõ

Phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam từ xa xưa đã mang đậm nét văn hóa, phẩm chất con cháu vua Hùng. Đây được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Việt bởi nó sẽ khỏi đầu cho một năm mới suôn sẻ, nhiều may mắn. Dưới đây là một số phong tục không thể thiếu trong ngày tết.

Trồng cây nêu Tết

Theo như quan niệm từ xa xưa thì để tránh gặp ma quỷ trong những ngày lễ tết nhà nào cũng sắm cho mình một cây nêu ở trước cửa nhà. Phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam này có tác dụng xua đuổi tà ma, tránh được vận đen mỗi khi tết đến xuân về. Hơn thế nữa trồng cây nêu trong dịp lễ này còn giúp hóa giải điềm xui, đem lại may mắn.

Mỗi cây nêu thường cao từ 5 – 6m, trên ngọn cây sẽ được trang trí nhiều vật dụng được làm thủ công nhỏ mang ý nghĩa khẳng định lãnh thổ của gia chủ, ma quỷ không thể đến quấy nhiễu và soi đường để tổ tiên có thể về ăn tết với con cháu trong gia đình.

Mặc dù hiện nay câu chuyện về cây nêu không còn được nhắc nhiều với mọi người nhưng phong tục trồng nó trước nhà mỗi khi tết về là một việc không thể thiếu. Chính vì vậy mà đây là một trong những nét bản sắc văn hóa, phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam.

Trồng cây nêu tết đem lại may mắn, xua đuổi tà ma
Trồng cây nêu tết đem lại may mắn, xua đuổi tà ma

Thắp hương giao thừa

Theo phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam thì những ngày này họ luôn cần nhớ về tổ tiên, cội nguồn của mình. Chính vì vậy mà những công việc thắp hương hay cúng bái đều được mọi người thực hiện rất đầy đủ vào mỗi dịp giao thừa. Cứ đến cuối năm thì mọi gia đình đều sẽ tập trung lau dọn bàn thờ và bày trí đầy đủ những đồ dùng cần thiết để làm lễ cúng.

Cứ mỗi đêm 30 thông thường gia đình nào cũng thắp hương trong nhà và ngoài trời với đầy đủ mâm ngũ quả, mâm cơm cúng và gà cúng. Mục đích để mời ông bà sớm về ăn tết cùng với gia đình mình. Đây là một trong những phong tục mang đậm bản chất, đạo lý uống nước nhớ nguồn, không bao giờ quên ơn những người sinh ra và dưỡng dục mình.

Phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam – Bày mâm ngũ quả

Đây là một thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình vào mỗi dịp tết đến xuân về. Theo phong tục Việt Nam thì bày mâm ngũ quả chính là cầu bình an, cầu may mắn, sức khỏe cũng như tài lộc cho gia đình trong một năm sắp tới.

Với mỗi một loại trái cây khác nhau sẽ mang đến một ý nghĩa riêng biệt. Ví dụ như quả sung được sắp trên mâm để mong muốn sang năm mới gia đình vẫn luôn vui vẻ, sung túc bên nhau. Với mỗi vùng miền trên cả nước thì sẽ có những loại quả khác nhau. 

Chính vì vậy mà mâm ngũ quả không nhất thiết phải theo một quy chuẩn nhất định mà có thể sắp xếp linh hoạt theo ý nghĩa của từng loại trái cây. Phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam này vẫn được lưu truyền ngàn đời nay.

Hạnh phúc khi gia đình sum họp

Gia đình sum vầy cực hạnh phúc mỗi dịp lễ tết
Gia đình sum vầy cực hạnh phúc mỗi dịp lễ tết

Tết cổ truyền chính là một dịp lễ lớn của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy mà hầu hết những con người đi làm xa xứ đều được nghỉ và trở về với gia đình. Sum họp với nhau mỗi khi tết đến là một nét đặc trưng trong văn hóa của người dân. Điều này giúp vừa có thể gắn kết tình cảm gia đình và vẫn giữ được đạo lý hướng về cội nguồn của bản thân.

Thông thường chúng ta sẽ có những bữa ăn tất niên để tiến năm cũ đi, đón năm mới về với sự có mặt của toàn bộ con cháu trong gia đình hoặc có thể lớn hơn là dòng họ. Phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam chính là cơ hội giúp mọi người rất lâu chưa gặp nhau có cơ hội hàn huyên tâm sự, kể về cuộc sống của mình.

Phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam – Gói bánh chưng

Từ thời vua hùng thì bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho sự hài hòa của đất trời trong cuộc sống. Đây là loại bánh không thể thiếu ở trên bàn thờ của mỗi gia đình. Chính vì vậy mà phong tục gói bánh chưng luôn được mọi người gìn giữ đến tận ngày nay.

Mọi người sẽ cùng nhau chọn nguyên liệu và gói bánh chưng theo công thức tổ tiên truyền lại với những nguyên liệu đặc trưng không thể thiếu như gạo, đỗ, thịt mỡ,.. Mỗi khi gói bánh chưng là lúc mọi người có thể ngồi lại với nhau, tâm sự lại những chuyện năm cũ đã và chưa làm được để có thể thúc đẩy nhau cùng cố gắng.

Những lần thâu đêm trông nồi bánh chưng cùng nhau cũng khiến tình cảm gia đình trở nên khăng khít, bền chặt hơn bao giờ hết. Theo như phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam thì đây là một hành động mang nét đẹp và ý nghĩa rất lớn trong ngày lễ này.

>>Xem thêm: Những Phong Tục Ngày Tết Cổ Truyền Quen Thuộc Tại Việt Nam

Đi chùa đầu năm

Đi chùa đầu năm gặp nhiều may mắn
Đi chùa đầu năm gặp nhiều may mắn

Theo quan niệm của người Việt thì đi chùa đầu năm có thể cầu phúc, đem lại may mắn và giúp hóa giải vận đen cho gia đình của mình. Mỗi dịp lễ tết bạn sẽ thấy khung cảnh rất nhiều người đi lễ vào những ngày mùng 1, mùng 2 và mừng 3 tết.

Phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam này còn giúp cho chính bản thân bạn sẽ có một tâm lý thoải mái, thanh tinh hơn bao giờ hết, gột rửa những vấn đề cũ đeo bám và khởi đầu một năm mới suôn sẻ với vô vàn những may mắn, cơ hội chào đón.

Đi thăm mộ ông bà tổ tiên

Theo phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam thì thăm mộ ông bà tổ tiên vào những dịp lễ này mang một ý nghĩa cực kỳ cao đẹp. Hành đồng này thông thường được thực hiện từ ngày 23 – 30 tháng Chạp, con cháu sẽ đến thăm và dọn dẹp cũng như bày trí hương hỏa cho tổ tiên.

Hành động này mang nghĩa cử cao đẹp trong văn hóa của người Việt với mục đích mong ông bà về ăn tết với con cháu. Phong tục này được lưu truyền từ đời này đến đời khác nhắc nhở rằng không bao giờ được quên đi cội nguồn của bản thân.

Trao lì xì đỏ

Đây là một trong những văn hóa, phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Từ xa xưa thì vào mỗi dịp lễ này mọi người sẽ đến nhà nhà nhau cùng với những lời chúc đem lại may mắn và phần quà nhỏ tặng cho gia chủ. Với trẻ em thì sẽ được mọi người mừng tuổi bằng những bao lì xì đỏ bên trong là một tờ tiền đem lại sự may mắn.

Số tiền trong bao lì xì không quan trọng là nhiều hay ít bởi đó là tấm lòng của người tặng đối với bản thân của mình. Nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn chính là tất cả những điều may mắn, tốt đẹp, tài lộc trong năm tới dành cho cà người tặng lẫn người được nhận. Đây chính là phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam được lưu truyền từ rất lâu đời và không thể nào xóa bỏ.

Xin chữ đầu năm

Xin chữ đầu năm mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Xin chữ đầu năm mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp

theo quan niệm của ông cha ta thì đầu năm lên chùa xin chữ sẽ giúp bản thân gặp được nhiều may mắn. Bản thân còn thiếu sót hay những ý định nào trong năm cũ còn đang dang dở thì đừng ngại ngần xin chữ mang lại ý nghĩa đó. Sau khi được thầy đồ viết xong thì có thể mang chữ viết mình mong muốn lên thắp hương nhận lộc.

Đây là một trong những nét đẹp vô cùng ý nghĩa trong phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam. Chính vì vậy mà hầu như trong gia đình nào cũng sẽ có một con chữ cho riêng mình.

Như vậy trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết nhất về phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam mà bạn cần nắm rõ. Dựa vào bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục cũng như nét đẹp mang đậm chất văn hóa của người Việt.

>>Xem thêm: Phong Tục Gói Bánh Chưng Ngày Tết – Nét Đẹp Văn Hóa Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *