Lễ Phật Đản là một ngày lễ trọng đại liên quan đến văn hóa, tâm linh của những người theo đạo Phật. Đây là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Vậy Đại lễ Vesak có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Thời gian diễn ra đại lễ là khi nào? Vào ngày này, Phật tử nên làm những việc gì? Cùng Tử vi today tìm hiểu chi tiết hơn về ngày lễ lớn này trong bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu Lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản có nhiều tên gọi khác nhau như Đại Lễ Phật Giáo, Đại Lễ Vesak, là 1 trong 3 sự kiện lớn của Phật Giáo thế giới. Vậy đại lễ Vesak có nguồn gốc từ đâu, thời gian diễn ra vào thời điểm nào?
Nguồn gốc
Đại lễ Vesak là một cách gọi tôn kính dùng để kỷ niệm này ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – người đã sáng lập ra đạo Phật. Ngài sinh vào ngày trăng tròn trong tháng Vesak năm 624 trước Công nguyên. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ đem ánh sáng giác ngộ, truyền bá đạo từ bi khắp thế giới. Trong đó quê hương Việt Nam được hạnh giác ngộ từ đầu Công nguyên đến nay khoảng năm 2000.
Ngôi chùa, tiếng chuông và lời dạy của Đức Phật đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, ngày Đại lễ Vesak trở thành một ngày lễ lớn đặc biệt đối với Phật tử và những người yêu mến đạo Phật.
Năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có đạo Phật Đại hội đồng LHQ (Liên Hiệp Quốc) đã công nhận Đại lễ Vesak là một ngày lễ văn hóa và tôn giáo thế giới trong phiên họp thứ 54 của mình. Cho đến nay, Việt Nam đã ba lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ vào năm 2008, 2014 và năm 2019.
Ý nghĩa Đại Lễ Phật Đản
Đại lễ Vesak là ngày mà các tín đồ Phật giáo tưởng nhớ hành trình 80 năm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi đản sinh tại thế cho đến khi giác ngộ và cuối cùng là nhập Niết bàn. Bên cạnh ý nghĩa tưởng nhớ, ngày này còn mang một ý nghĩa thiêng liêng hơn. Đó là nhắc nhở Tứ chúng Phật giáo phải không ngừng cố gắng tu tập, buông bỏ trở về với chính mình, tìm về chân tâm, bản nguyên của mình.
>>Xem thêm: Gieo Quẻ Mai Hoa – Luận Giải Chính Xác Quá Khứ Và Tương La
Thời gian diễn ra
Trước đây, ngày diễn ra Đại lễ Vesak sẽ tùy theo truyền thống Nam Tông và Bắc Tông mà có ngày tổ chức khác nhau. Các nước theo truyền thống Bắc Tông (chẳng hạn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam) sẽ tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch hằng năm
Các nước theo truyền thống Nam Tông sẽ làm lễ vào ngày 15 tháng 4 (rằm tháng tư) âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ nhất tổ chức tại Ceylon năm 1950, các phái đoàn Phật giáo từ 26 quốc gia thành viên đã thống nhất chọn ngày rằm tháng tư âm lịch là ngày Đại lễ Vesak Quốc tế hàng năm.
Vì vậy, một số tự viện ở nước ta hiện nay tổ chức Đại lễ Vesak theo ngày lễ Phật đản quốc tế 15/4 âm lịch, nhưng cũng có tự viện tổ chức Đại lễ theo truyền thống xưa là ngày 8/4 âm lịch.
Đại lễ Phật Đản ở Việt Nam tổ chức như thế nào?
Theo truyền thống, ngày Phật Đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức rất trang nghiêm và thành kính. Lễ chính thường được tổ chức vào ngày 15 tháng Tư âm lịch hằng năm, các giáo hội, chùa, tịnh xá trong tỉnh sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng ngày trọng đại này. Chẳng hạn như dựng lễ đài cho các chương trình văn nghệ, thả đèn hoa đăng trên sông, diễu hành xe hoa, thuyết giảng đạo, thực hiện nghi thức tắm Phật…
Những hoạt động này nhằm mục đích để chúng Phật tử nhớ đến ngày Đức Phật đản sinh, ghi nhớ ánh sáng chân lý mà Ngài đã mang đến cho đời, xóa đi những đau thương. Bên cạnh đó, giáo hội và các chùa ở các tỉnh tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi, tặng quà đến các tăng ni, phật tử có uy tín trước và trong thời gian diễn ra Đại lễ.
Thông qua các hoạt động này, bạn sẽ có cơ hội nhận thức rõ vai trò của mình trong việc xây dựng xã hội, đất nước ngày càng ấm no, hạnh phúc theo phương châm “sống tốt đời đẹp đạo” của nhà Phật.
>>Xem thêm: Giải Đáp Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Gieo Quẻ Khổng Minh Chuẩn Nhất
Những việc nên làm vào ngày Đại Lễ Phật Đản
Vào ngày trọng đại này, người tham gia sẽ vinh danh Tam Bảo bằng nhiều hình thức lễ Phật. Trong đó, thường có một số hoạt động quan trọng không thể thiếu như thắp hương, cầu nguyện, ăn chay, tụng kinh và tuân giữ ngũ giới, làm thiện, phóng sinh, đi chùa nghe thuyết pháp. Cụ thể:
- Đi chùa cầu an, tưởng nhớ Đức Phật: đây là việc quan trọng mà người tham gia đại lễ nên làm. Trong những ngày này, các chùa sẽ được trang hoàng cẩn thận và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để Phật tử có thể tham gia mừng lễ.
- Ăn chay: đây là tiên quyết nên làm, nhất là vào ngày trọng đại này. Việc này giúp tâm hồn thanh thản, xua tan muộn phiền và tích đức cho bản thân, gia đình và con cháu.
- Dọn dẹp bàn thờ: Các gia đình vào ngày này thường lau chùi bàn thờ, bài vị để tỏ lòng thành, hướng Phật. Việc làm này giúp con người cảm thấy nhẹ nhàng, an tĩnh và thanh tịnh hơn.
- Nghe pháp: đây là cơ hội để đến chùa tham gia các khóa học giảng đạo, hiểu thêm về tôn giáo và thanh lọc tâm hồn.
- Phóng Sinh: là một việc làm hết sức nhân văn mà người tu đạo nên làm. Việc này giúp giảm sát sinh đồng thời giúp con người có lòng từ bi, sống bình yên và hạnh phúc.
Chuẩn bị mừng đại lễ Vesak tại nhà như thế nào?
Với những gia đình có bàn thờ Phật tại nhà thì chuẩn bị 6 món để dâng lên cúng dường mừng Đại lễ Vesak. 6 món đó bao gồm có hương, hoa, đèn, quả, đồ và nhạc. Cụ thể:
- Hương (nhang): là nén hương đang đốt dùng để dâng lên cúng dường, biểu tượng cho đức hạnh, tấm lòng của mỗi người.
- Hoa: biểu tượng cho sự thơm thảo, phẩm hạnh của mỗi người
- Đèn: là ánh sáng, biểu tượng cho trí tuệ con người.
- Đồ: chỉ lễ cúng như xôi, chè, bánh… thể hiện tấm lòng chân thành
- Quả: là trái cây, tượng trưng sự thơm thảo, ngon ngọt xuất phát từ trái tim.
- Nhạc: tiếng mõ, chuông, điệu đàn, tượng trưng cho những điều thiêng liêng nhất.
Những lưu ý khi tham dự ngày Phật Đản tại chùa
Khi tham gia mừng ngày Phật Giáo tại chùa, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Trang phục, phong cách
Khi viếng chùa vào ngày này, bạn nên ăn mặc giản dị (áo dài tay, kín cổ, quần dài). Tránh mặc váy ngắn, hở hang, xuyên thấu, màu sắc sặc sỡ hoặc có chi tiết phản cảm. Phụ nữ có thể chọn áo dài truyền thống, nếu là người tu đạo thì nên mặc lễ phục hoặc quần áo màu lam, nâu. Đi đứng nhẹ nhàng, không đùa giỡn, nói chuyện nhỏ nhẹ. Giày dép và vật dụng cá nhân nên để bên ngoài, nhất là khi vào Tam Bảo lễ Phật.
Khi cúng dường lễ bái
Nên chọn các loại hoa nhã nhặn, phổ phiến như sen, cúc, huệ… hoặc đồ, đèn, hương đơn giản để dâng cúng. Đặc biệt không sử dụng tiền âm phủ, vàng mã để dâng cúng. Không nên đặt tiền vào trong mâm cúng mà nên để vào các hòm công đức trong chùa. Khi thắp hương không nên cắm tùy tiện ở trong sân hoặc tại các tượng Phật, nên dâng hương ở ở các đỉnh lớn đặt bên ngoài.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về nguồn gốc, ý nghĩa, thời gian cũng như những việc nên làm trong ngày Lễ Phật Đản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mừng Đại Lễ Vesak có nhiều cách thức khác nhau. Quan trọng là thông qua các cách thức đó bạn tìm được ý nghĩa giác ngộ bên trong của bản thân, giữ tâm trong sạch là món quà cao quý nhất cúng dường Đức Phật trong ngày lễ đản sinh này.
>>Xem thêm: Bật Mí Con Số May Mắn Hôm Nay, Luận Bàn Số Đẹp Cực Chuẩn Xác