Phong tục cưới hỏi Hà Nội luôn nhận được những luồng ý kiến và quan điểm khác nhau đối với mỗi cá nhân. Trong cuộc đời mỗi con người thì đây là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng có hiểu biết tường tận. Cùng Tử vi khám phá những nghi lễ trong ngày trọng đại này.
Lễ vật dạm ngõ trong phong tục cưới hỏi Hà Nội
Ở Việt Nam người dân ở mỗi vùng miền tổ quốc sẽ có những cách tổ chức đám cưới khác nhau tùy thuộc vào văn hóa bản địa. Đến với vùng đất Hà Thành chúng ta sẽ có những quy tắc riêng về ngày này. Đầu tiên chính là lễ dạm ngõ mang ý nghĩa là buổi gặp mặt chính thức giữa 2 gia đình với nhau và bàn bạc về lễ cưới.
Tại buổi lễ, theo phong tục cưới hỏi Hà Nội sẽ có sự góp mặt của họ hàng và bố mẹ hai bên của cả cô dâu lẫn chú rể. Tiếp đến là một phong tục không thể thiếu chính là lễ vật tráp dạm ngõ. Tùy thuộc vào kinh tế cũng như văn hóa từng vùng có thể thay đổi lễ vật linh hoạt phù hợp với đám cưới nhưng không thể thiếu những món sau đây:
- Nhành cau có từ 9 – 11 quả.
- Bao thuốc lá
- Chai rượu quý
- Hoa quả dùng 1 loại
- Bánh cốm, bánh xu xê
- Hộp hạt sen Hàng Điếu
- Hộp chè Thái Nguyên
Sau khi nhận lễ từ nhà trai thì cả hai gia đình cần thống nhất những vấn đề sau như: Số lượng tráp ăn hỏi, thời gian tổ chức lễ cũng như thành phần tham dự gồm những ai và số lượng khách đến. Cuối cùng thống nhất và ấn định duy nhất một kế hoạch để tránh sự nhầm lẫn đến từ hai bên gia đình.
Có một lưu ý nhỏ là về vai vế của hai nhà, nếu như bên nhà trai có ông hoặc bà đến dự thì nhà gái cũng cần có ông, bà của cô dâu. Bởi lẽ đối với những người lớn tuổi thì bậc vai vế rất quan trọng.
Thủ tục lễ ăn hỏi của người Hà Nội
Trong phong tục cưới hỏi Hà Nội thì đây là một ngày lễ không thể thiếu đối với lễ cưới. Ý nghĩa của ngày này chính là nhà trai mang lễ cưới đến và xin phép được đón dâu về làm con của họ. Ở phong tục này thì mỗi nhà sẽ có những công tác chuẩn bị riêng và dưới đây là những công việc của từng bên gia đình.
Nhà trai khởi hành xuất phát đến nhà gái
Đây là một hoạt động quan trọng trong ngày ăn hỏi được hai bên gia đình thống nhất thời gian và địa điểm rõ ràng. Theo phong tục cưới hỏi Hà Nội số lượng tráp ăn hỏi đã được ấn định từ ngày dạm ngõ và lượng lễ phải là con số lẻ như 5 – 7 – 9 – 11 lễ vật. Số lượng xuất chia tùy thuộc và quyết định của hai nhà.
Khi đã chuẩn bị xong xuôi nhà trai sẽ sắp xếp xe và những người tham gia đón dâu và tiến hành lên đường. Tất cả mốc thời gian phải thực hiện đúng theo kế hoạch để không lỡ mất giờ hoàng đạo đẹp dành cho cô dâu và chú rể.
Nhà gái mời nước nhà trai và giới thiệu thành phần
Ở phong tục cưới hỏi Hà Nội thì đây là một công việc quan trọng do nhà gái sắp xếp. Khi sát đến giờ đón dâu nhà gái cần chuẩn bị đầy đủ bàn nước, bánh kẹo để tiếp đãi nhà trai. Bố trí người sắp xếp chỗ đỗ xe, hướng dẫn thành viên nhà trai ngồi đúng chỗ và ngay ngắn.
Tiếp đến khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi thì cả hai bên gia đình sẽ cử người đại diện lên phát biểu đầu tiên là đại diện nhà trai xin đón dâu. Tiếp đến là đại diện nhà gái đáp lễ trả lời.
>>Xem thêm: Bật Mí Phương Thức Cúng Khai Trương Gồm Những Gì Chuẩn Nhất
Dâu rể tiến hành thắp hương trên bàn thờ gia tiên
Nhớ về cội nguồn là một trong những đức tính cực đẹp của con dân đất Việt. Ngay cả phong tục cưới hỏi Hà Nội cũng vậy trong khi mọi người đang ổn định chỗ ngồi xơi bánh uống chè thì cô dâu chú rể phải nhanh chóng tiến vào bàn thờ của gia đình tiến hành thắp hương tổ tiên.
Hành động này mang ý nghĩa cực tốt đẹp thể hiện ý nghĩa cao cả như một lời xin phép ra mắt và coi chú rể như là một người con trong gia đình của nhà gái. Sau khi làm lễ gia tiên xong thì cả cô dâu và chú rể quay lại hội trường tiến hành chụp ảnh lưu niệm với mọi người và kết thúc lễ ăn hỏi.
Ngày kết hôn trong phong tục cưới hỏi Hà Nội
Đây được coi là một trong những ngày trọng đại và hạnh phúc nhất của cô dâu chú rể. Chính thức trở về chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà. Lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà gia đình cả hai bên đã thống nhất từ trước. Tùy vào mỗi gia đình sắp xếp lễ cưới sẽ có sự thay đổi nhỏ nhưng có bản quy trình như sau.
Lễ rước dâu trong phong tục cưới hỏi Hà Nội
Hay còn được biết đến như lễ xin dâu, có một quan niệm rằng khi đi đón dâu cần phải tuân thủ giờ giấc chính xác và “Đi hơn về kém”. Có nghĩa là khi bắt đầu đi từ nhà trai chúng ta phải đi giờ hơn trong khoảng từ 5 – 10 phút và khi bắt đầu từ nhà gái về phải đi giờ kém.
Khi đi rước dâu thì gia đình họ nhà trai cần sắp xếp và đi thành hàng lối ngay ngắn 1 đoàn. Người đại diện họ nhà trai sẽ đi đầu cùng với những bạn nam mang theo lễ vật để tiến hành phát biểu trao lễ vật và xin phép cho chú rể được phép đón cô dâu ra khỏi phòng.
Phong tục cưới hỏi Hà Nội đầu tiên thì cả hai cô dâu, chú rể cần thắp hương tổ tiên sau đó quay lại hội trường tiệc cưới nhận quà mừng và những lời chúc tốt đẹp nhất từ phía hai bên gia đình. Sau đó cả đoàn sẽ rời nhà gái để đưa dâu đến nhà chồng.
Dẫn cô dâu về nhà
Từ xa xưa lễ cưới hỏi luôn tuân thủ một quan niệm chính là “ cha đưa, mẹ đón” chính vì vậy thì khi đưa dâu bố sẽ là người đưa con gái đến nhà trai để ra mắt và mẹ chú rể sẽ là người đón con dâu. Theo phong tục cưới hỏi Hà Nội khi nhà trai bắt đầu rước cô dâu về đến nhà thì mẹ chồng sẽ dắt cô dâu vào nhà và đưa đến trước bàn thờ tổ tiên nhà trai thắp hương.
Tiệc cưới
Sau khi hoàn thành nghi lễ thắp hương trong nhà thì hai cô dâu chú rể sẽ bắt đầu ra hội trường tổ chức lễ cưới cắt bánh rót rượu,… Theo phong tục cưới hỏi Hà Nội họ trao cho nhau chiếc nhẫn cưới định mệnh gắn kết hai trái tim và cuộc sống của họ với nhau. Tiếp đến nhà trai sẽ bắt đầu bày cỗ và tiếp đãi gia đình họ nhà gái.
Cô dâu và chú rể sẽ đến từng bàn chúc rượu mọi người và gửi lời cảm ơn chân thành nhất đối với những người thân, bạn bè đã đến tham dự lễ cưới của mình. Theo phong tục cưới hỏi Hà Nội khi hoàn thành hết những thủ tục trên mọi người có thể thoải mái vui chơi và chụp ảnh cùng cô dâu và chú rể để lưu lại khoảnh khắc đẹp nhất.
Lễ lại mặt
Trong phong tục cưới hỏi Hà Nội không thể thiếu ngày này, sau khi lễ cưới được diễn ra vài ngày thì hai vợ chồng son sẽ đem đến lễ vật để kính biếu cha mẹ, tổ tiên. Tiếp đến cha mẹ vợ cũng sẽ làm một mâm cơm mời con rể và con gái của mình để gắn kết thêm tình cảm gia đình.
Theo quan niệm xưa thì khi cô dâu mới bước vào nhà chồng sẽ có những điều mới lạ và cảm thấy nhớ nhà. Chính vì vậy mà ngày lễ này xuất hiện nhằm động viên và giảm bớt nỗi nhớ nhung của cô dâu. Hơn thế nữa còn làm tăng thêm tình cảm gần gũi giữa con rể và gia đình nhà vợ.
Như vậy trên đây là tất tần tật những nội dung về phong tục cưới hỏi Hà Nội mà bạn cần biết. Hy vọng dựa trên bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về ý nghĩa cũng như quy trình tổ chức một lễ cưới của người Hà Thành giúp bản thân có thêm kinh nghiệm và chuẩn bị ngày cưới của mình hoàn hảo nhất.
>>Xem thêm: Tìm hiểu ý nghĩa ngày Lễ Phật Đản và những việc nên làm