Những Phong Tục Ngày Tết Cổ Truyền Quen Thuộc Tại Việt Nam

Phong tục ngày Tết chắc chắn không còn là thuật ngữ qua xa lạ với chúng ta. Đây là những thói quen, tập tục đã có từ lâu đời và được truyền bá đến tận ngày nay. Cùng Tử vi đi tìm hiểu về những phong tục đặc trưng của người Việt trong dịp Tết đến xuân về.

Phong tục ngày Tết – Hạnh phúc khi được đoàn tụ, quây quần bên gia đình

Trong quan niệm dân gian xưa, Tết là giai đoạn chuyển giao năm cũ và năm mới, là dịp mà những người con xa quê được quay trở về nhà, sum họp với người thân. Đây cũng là thời gian để thể hiện nét đẹp tình cảm gia đình, để bày tỏ sự biết ơn với ông bà tổ tiên, những người đã khuất.

Theo đó, những bữa cơm tối đêm giao thừa hay những ngày Tết chính đều sẽ được thắp hương trên bàn thờ tổ tiên để mời những người đã khuất về ăn cơm, chung vui với gia đình. Đây là một phong tục ngày Tết mà bất cứ gia định Việt nào cũng thực hiện.

Đối với những người đi làm, làm ăn xa quê hương thì đây là khoảng thời gian được quay trở về quê hương đón Tết, quây quần, sum họp với gia đình. Được ăn một bữa cơm truyền thống ngày Tết, được kể cho những câu chuyện về một năm cũ đã qua là điều tuyệt vời. Còn gì hạnh phúc hơn khi được trở về nhà, trở về với người thân để đón chào năm mới.

Đoàn tụ và sum họp với gia đình, một phong tục ngày Tết đáng quý
Đoàn tụ và sum họp với gia đình, một phong tục ngày Tết đáng quý

Truyền thống tiễn các Táo về trời

Ngày ông Công ông Táo về trời diễn ra vào 23 tháng Chạp theo truyền thống Việt Nam. Các Táo sẽ lên thiên đình để báo cáo chuyện năm cũ với Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, mọi người trong ngày này sẽ dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, nấu một mâm cơm thịnh soạn để tiễn ông về trời.

Trong phong tục ngày Tết này việc chuẩn bị mũ áo giấy và 3 con cá vàng được thả vào chậu nước là điều bắt buộc phải có. Sau khi thắp hương hóa vàng xong thì sẽ đem cá thả tại hồ hoặc sông để ông Táo cưỡi lên thiên đình.

ông Công ông Táo vốn là đại diện cho sự ấm no, hạnh phúc, đủ đầy của gia đình. Chính vì vậy phong tục ngày Tết cúng các ông chính là hình ảnh biểu trưng cho khát vọng mong muốn một cuộc sống sung túc, êm ấm, bình an của gia đình. Hy vọng sang năm tiếp theo ông phù hộ cho gia đình ngày càng khỏe mạnh, bình an và hòa thuận.

Đến thăm và dọn dẹp mộ tổ tiên

Tết là dịp con cháu mọi nơi về sum vầy cùng gia đình
Tết là dịp con cháu mọi nơi về sum vầy cùng gia đình

Bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp, các gia đình Việt sẽ bắt đầu đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên. Đây là một phong tục ngày Tết rất đẹp thể hiện được sự biết ơn, lòng hiếu đạo và thành kính với những đấng sinh thành, những người đã khuất. 

Thông thường, mọi người sẽ tiến hành nhổ có sạch sẽ, mua ít hoa quả, bánh trái, sắm cây quất hay cành đào nhỏ bày lên mộ, thắp nén hương để mời các cụ, ông bà, cha mẹ, con cái về ăn Tết với gia đình. Đây là phong tục ngày Tết thể hiện rõ nét truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng và chơi hoa

Vào những ngày giáp Tết thì người Việt thường có thói quen dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng nhà cửa của mình. Đây còn được coi là ngày “tổng vệ sinh” khi toàn bộ ngõ ngách trong nhà đều được dọn dẹp sạch sẽ. Những món đồ cũ không dùng hay bị hỏng sẽ bỏ đi và sắm sửa thêm những đồ đạc mới.

Việc làm này thể hiện ý nghĩa mong muốn một năm mới đến sẽ không còn những điều đen đủi, xui xẻo của năm cũ. Thay vào đó những điều may mắn, bình an và mới mẻ sẽ đến với gia đình.

Ngoài ra, phong tục ngày Tết còn được thể hiện qua việc các gia đình thường đi chơi hoa vào ngày Tết. Đào, quất, mai,… là những cây đặc trưng, mang hương vị của Tết mà bất kỳ nhà nào cũng chuẩn bị ít nhất một loại. 

Sắm hoa ngày Tết là điều không thể thiếu mỗi dịp xuân về
Sắm hoa ngày Tết là điều không thể thiếu mỗi dịp xuân về

Nhiều người Việt cho rằng nếu thiếu những loại cây này thì Tết vẫn chưa đủ vị. Vậy nên ít nhiều thì hầu hết gia đình nào cũng sắm sửa ít nhất cũng có cành đào hay cây quất nhỏ trang trí trong nhà cho có không khí Tết.

Phong tục ngày Tết – Gói bánh chưng, bánh Tết

Bánh chưng hay bánh Tết là những loại bánh truyền thống đặc biệt trong dịp Tết tại Việt Nam. Bắt đầu trong khoảng 27 đến 30 tháng Chạp, các gia đình sẽ bận rộn quây quần bên nhau để gói bánh. 

Tại miền Nam thì mọi người sẽ gói bánh Tét, một loại bánh có hình trụ. Tại miền Bắc thì phổ biến với loại bánh hình vuông có tên là bánh chưng. Tuy hình dáng có sự khác biệt song cả hai loại đều có nguyên liệu chính giống nhau. Bánh là tượng trưng cho nền văn minh lúa nước của người Việt.

Phong tục ngày Tết này được bắt nguồn từ thời vua Hùng cho đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị của nó. Hầu như gia đình nào cũng gói hoặc mua một vài chiếc bánh để thắp hương lên bàn thờ cầu mong cho năm mới bình an. Bên cạnh đó, thời gian quây quần gói bánh cũng là lúc các thành viên ôn lại chuyện năm cũ đã qua và chào năm mới đến.

Hình vuông của bánh chưng thể hiện sự vuông vức tràn đầy, bánh tròn thể hiện sự viên mãn. Hai loại bánh đều có ý nghĩa mang đến sự đầy đủ, sung túc, ấm no cho gia đình.

Bánh chưng và bánh Tết, hai loại bánh đại diện cho Tết
Bánh chưng và bánh Tết, hai loại bánh đại diện cho Tết

Xông đất đầu năm

Nét phong tục ngày Tết cũng như truyền thống đặc trưng của người Việt là đi xông đất đầu năm. Thời khắc giao thừa kết thúc, để chuẩn bị chào đón một năm mới bình an và nhiều may mắn, gia chủ sẽ lựa chọn người bước vào nhà đầu tiên. 

Thông thường, gia chủ cũng sẽ lựa chọn người hợp tuổi, hiền lành để mong muốn làm ăn phát đạt, công việc thuận buồm xuôi gió.

Gia đình đi chúc Tết và trẻ con nhận lì xì đầu năm

Đây là một nét đẹp văn hóa, phong tục ngày Tết có từ rất lâu đời. Các cụ có câu: “Mùng một Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhằm nhắc nhở con người ta hướng đến cội nguồn, thể hiện lòng biết ơn và thành kính với những người có công nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người.

Đi chúc Tết và nhận lì xì - Nét văn hóa cực đẹp của người Việt
Đi chúc Tết và nhận lì xì – Nét văn hóa cực đẹp của người Việt

Bắt đầu từ sáng mùng 1 đến những ngày tiếp theo, tất cả thành viên trong gia đình sẽ đi chúc Tết gia đình họ hàng bên nội ngoại. Ngoài ra còn đi chúc Tết thầy cô, bạn bè, những người mà ta yêu quý. Những câu chúc Tết nhằm hướng đến sự may mắn, bình an, một nét đẹp trong văn hóa người Việt.

Ngoài ra phong tục ngày Tết còn được thể hiện qua những phong bao lì xì đỏ. Thông thường khi đi chúc Tết, trẻ con sẽ được ông bà, bố mẹ, các bác đưa cho một phong bao lì xì màu đỏ, hình chữ nhật, bên trong đựng những tờ tiền mới với ý nghĩa chúc con cháu ngày càng chăm ngoan học giỏi, chóng lớn và đạt được nhiều thành công.

Không quan trọng tiền trong phong bao lì xì ít hay nhiều mà nó thể hiện qua ý nghĩa về nét văn hóa đậm đà của người Việt. Lì xì đỏ biểu trưng cho tài lộc, may mắn, hạnh phúc cho cả người cho và người nhận.

Trên đây là tổng hợp một vài nét phong tục ngày Tết cực kỳ ý nghĩa của người Việt Nam. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ hiểu hơn về phong tục văn hóa đẹp đẽ từ xưa truyền lại và có ý thức lưu truyền những nét đẹp ấy mãi sau này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *